Phản ứng dữ dội của Phổ Cách_mạng_Đức_(1848–1849)

Cuối 1848, các nhà quý tộc Phổ bao gồm Otto von Bismarck và các tướng đã lấy lại được quyền hành ở Berlin. Họ không bị đánh bại hoàn toàn trong sự kiện tháng Ba, nhưng đã tạm thời rút lui. Tướng von Wrangel để cho quân đội đã chiếm được Berlin những quyền lực cũ, và nhà vua Friedrich Wilhelm IV của Phổ ngay lập tức trở về với lực lượng thủ cựu. Tháng 11, nhà vua giải tán Nghị viện mới và ban hành hiến pháp theo chế độ lưỡng viện. Bản Hiến pháp này có nội dung làm mở rộng quyền hạn của nhà vua, địa chủ, quý tộc và quân đội. Trong Thượng Hạ Nghị viện, thì Hạ viện do bầu cử phổ thông đầu phiếu, nhưng phải qua hệ thống ba tầng biểu quyết ("Dreiklassenwahlrecht"): và thành phần phải cân xứng với số tiền thuế đóng góp, do đó hơn 80 phần trăm cử tri chỉ nắm được một phần ba số ghế.

Ngày 2 tháng 4 năm 1849, một phái đoàn của Quốc hội yếu kiến nhà vua Phổ ở Berlin và đề nghị ông lên ngôi hoàng đế dưới Hiến pháp mới này. Friedrich Wilhelm nói với phái đoàn này rằng ông cảm thấy vinh dự nhưng chỉ có thể nhận vương miện với sự đồng ý của các khanh tướng, các quốc vương khác và các thành phố tự do. Nhưng sau đó, trong một bức thư gửi cho người bà con ở Anh, ông đã viết rằng ông cảm thấy bị xúc phạm sâu sắc khi được trao một vương miện "từ nơi cống rãnh", "bị ô nhục bởi mùi hôi thúi của cách mạng, đầy bùn và bụi bẩn."

Áo và Phổ rút lại các đại biểu của họ ở Quốc hội, bây giờ chỉ còn hơn một câu lạc bộ thảo luận một chút ít mà thôi. Các thành viên cấp tiến buộc phải đi đến Stuttgart, họ họp ở đó từ 6 đến 18 tháng 6 như một Nghị viện nhỏ cho đến khi nó bị giải tán bởi quân đội Württemberg. Quân nổi dậy ủng hộ hiến pháp, đặc biệt là ở Sáchen, vùng PfalzBaden tồn tại không lâu, vì chính phủ địa phương, với sự hỗ trợ của Phổ, đã nghiền nát chúng một cách nhanh chóng. Các nhà lãnh đạo và những người tham gia, nếu bị bắt thì đều bị xử tử hoặc bị giam cầm dài hạn.

Những thành tựu của Cách mạng tháng 3 năm 1848 đã bị thủ tiêu hoàn toàn ở tất cả các bang Đức và trước năm 1851, các quyền cơ bản cũng bị bãi bỏ ở hầu hết mọi nơi. Cuối cùng, các cuộc cách mạng thất bại vì sự chia rẽ giữa các phe phái khác nhau ở Frankfurt, sự thận trọng tính toán của chủ nghĩa tự do, sự thất bại của cánh tả trong việc chiếm sự ủng hộ của quần chúng và tính ưu việt vượt trội của các lực lượng quân chủ.

Nhiều nhà yêu nước ở Đức cảm thấy bất mãn và trốn sang Hoa Kỳ,[75] trong đó đáng chú ý nhất là Carl Schurz, Franz SigelFriedrich Hecker. Những người di cư như vậy được gọi là Forty-Eighters ở Hoa Kỳ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cách_mạng_Đức_(1848–1849) http://www.germanheritage.com/essays/1848/the_revo... http://omniatlas.com/maps/europe/18480321/ http://www.zeit.de/zeit-geschichte/2010/03/Text-In... http://www.jstor.org/stable/1877214 http://www.jstor.org/stable/1904890 http://www.jstor.org/stable/2147265 http://www.lwl.org/westfaelische-geschichte/que/no... http://www.wdl.org/en/item/41 https://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb11934731n https://data.bnf.fr/ark:/12148/cb11934731n